TRUYỀN THÔNG PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I/ Sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra thành dịch, do vi rút Dengue ( đen – gơ) gây ra. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn Aedes Aegypty.
II/ Muỗi vằn có đặc điểm gì? Muỗi vằn trú đậu ở trong nhà, hút máu chủ yếu vào ban ngày và nhiều nhất là vào sáng sớm và lúc chiều tối. Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do chính con người tạo ra ở trong và chung quanh nhà như: bể, lu, khạp, chum vại, bát nước kê chân chạn để bẫy kiến, các vật chứa nước như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe, vỏ hộp sữa chua, hòn non bộ…
III/ Biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết với các triệu chứng như: 1- Sốt cao đột ngột 39 -40 độ C, kèm theo đau đầu, không kèm theo ho và sổ mũi 2- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen… 3- Nặng hơn có thể có đau bụng, nôn mửa, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng, choáng…. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
IV/ Làm gì khi nghi bị Sốt xuất huyết Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi bị sốt cao đột ngột, nhất là vào những tháng mưa trong năm, hoặc ở trong vùng đã có người bị Sốt xuất huyết. 1. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: – Nghỉ nghơi tại nhà. – Cho uống nhiều nước như: nước sôi để nguội, nước trái cây. – Ăn cháo, súp, uống sữa – Dùng thuốc hạ sốt Paracetamon và lau mát khi sốt cao. – Không dùng Aspirin để hạ sốt 2. Bệnh nặng cần phải điều trị tại cơ sở y tế Khi điều trị ở nhà cần phải theo dõi, nếu có bất kỳ biểu hiện xuất huyết nào hoặc bệnh trở nặng hơn như: li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn mửa cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay.
3. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHƯA CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ, PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
V. Làm gì để phòng bệnh Sốt xuất huyết. 5 Biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng. 1. Đậy kín các chum, vại, lu, khạp, bể chứa nước… không để cho muỗi đẻ trứng. 2. Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để cá ăn bọ gậy 3. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước (chum, vại, lu, khạp, bể chứa nước…) 1 tuần/ 1 lần 4. Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, tủ ( bẫy kiến). 5. Thu dọn đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe, vỏ hộp sữa chua… Lật úp các vật thải có chứa nước. 5 biện pháp phòng tránh muỗi chích 1. Mặc quần áo dài tay. 2. Ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày 3. Cho người bệnh nằm trong màn tránh muỗi chích 4. Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi, che cửa hạn chế muỗi vào nhà. 5. Diệt muỗi bằng hóa chất như thắp hương muỗi, dùng vợt điện, dùng bình xịt diệt muỗi và phun hoá chất.
Người soạn bài
Bs Phạm Phú Điềm
Thảo luận về điều này post