Trung Tâm Y Tế Quận Liên Chiểu Khoa Dược
|
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4/2018
- TGA: Khuyến cáo về việc sử dụng thuốc kháng histamine đường uống thế hệ một ở trẻ em
28/03/2018 12:00:00 SA
- Kháng sinh nào gây nguy cơ tiêu chảy cao?
- Dùng Paracetamol kéo dài trong thai kỳ có thể làm tăng chứng tự kỷ
- 3 điều nên nhớ khi dùng acetylcystein tôi để tiêu đờm
- TGA: Khuyến cáo về việc sử dụng thuốc kháng histamine đường uống thế hệ một ở trẻ em
Trong bản tin Medicines Safety Update tháng 3/2018, Cơ quan quản lý Dược phẩm Australia (TGA) khuyến cáo lạicán bộ y tế về việc không được sử dụng các thuốc kháng histamin thế hệ 1, trong đó có các chế phẩm dạng lỏng chứa promethazindùng đường uống,cho trẻ em dưới 2 tuổi do có thể gây suy hô hấp,dẫn đến tử vong. Gần đây,TGA đã xem xét vấn đề này sau khi nhận một ca tử vong ở trẻ sơ sinh 74 ngày tuổi sau khi uống sirô promethazin không cần kê đơn(OTC).
Promethazin là một dẫn chất phenothiazin, cótác dụng kháng histamin kéo dài đồng thời có đặc tính kháng cholinergic giống atropin và một số tác dụng kháng serotonin. Trong khi các nhân viên điều tra không thừa nhận ca tử vong nàydo dùng promethazin, họ vẫn quan ngại về nguy cơ suy hô hấp khi dùng promethazin cho trẻ sơ sinh và do đó đề nghị thông tin sản phẩm của thuốc này cần cảnh báomạnh hơn về việc promethazin là thuốc chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổicho bác sĩ kê đơn, dược sĩ cấp phát thuốcvà bệnh nhân.
Cuộc điều tra của TGAcho thấy hầu hết các chế phẩm dạng lỏng dùng đường uống chứa promethazinđều đã cócảnh báo trên nhãn về việckhông sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi phù hợp theo Quy định đăng ký các thuốc OTC tại Australia. Các Cơ quan Quản lý dược phẩm khác trên thế giới, như Cơ quanQuản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ, Bộ Y tế Canada, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu và Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thiết bị Y tế của New Zealand (Medsafe)cũng không cho phép sử dụng promethazin ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh cũng xảy rađối với các thuốc kháng histamin thế hệ 1 khác.Các thuốcOTC có chứa thuốc kháng histamin thế hệ 1ở Australia, bao gồm:
- Promethazin
- Brompheniramin
- Clorpheniramin
- Dexclorpheniramin
- Diphenhydramin
- Doxylamin
- Pheniramin
- Alimemazin (trimeprazin)
- Triprolidin.
Để giải quyết vấn đề này, TGAđang tìm cách bắt buộc đưa cảnh báo “Không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi” (hiện trong hướng dẫn đăng ký thuốc OTC đang ở mức khuyến cáo) lên nhãn của chế phẩm chứa thuốc kháng histamin OTC thế hệ 1 dạng lỏng dùng đường uống. TGAcũng sẽ làm việc với các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm để nhấn mạnh thêm cảnh báo này trong thông tin sản phẩm của các thuốc có liên quan.
- Kháng sinh nào gây nguy cơ tiêu chảy cao?
Suckhoedoisong.vn – Clostridium difficile (C. difficile) là chủng gây ra 20-30% số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Clostridium difficile (C. difficile) là chủng gây ra 20-30% số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và là nguyên nhân thường gặp nhất trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Về mặt lý thuyết, bất kỳ kháng sinh nào cũng có thể gây ảnh hưởng lên hệ vi khuẩn đường ruột khiến C. difficile phát triển và sinh độc tố. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn ruột do C. difficile của mỗi kháng sinh là khác nhau.
Một số phân tích đã được thực hiện để đánh giá nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile của kháng sinh như phân tích gộp của Deshpande A (năm 2013), phân tích gộp của Brown KA (năm 2013), tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Vardakas KZ (năm 2016). Kết quả phân tích cho thấy clindamycin là kháng sinh có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile cao nhất (nguy cơ tăng gấp 17-20 lần so với không sử dụng kháng sinh). Các kháng sinh khác có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile bao gồm fluoroquinolon, cephalosporin, aztreonam và carbapenem (nguy cơ tăng gấp 5 lần so với không sử dụng kháng sinh). Penicilin, macrolid và sulfonamid/trimethoprim là những kháng sinh có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ruột do C. difficile ở mức độ trung bình (nguy cơ tăng gấp 1,8-3,3 lần so với không sử dụng kháng sinh); trong đó, nguy cơ của penicilin cao hơn so với macrolid và sulfonamid/trimethoprim.
Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn kháng sinh trên những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn ruột do C. difficile bao gồm bệnh nhân cao tuổi, thường xuyên dùng kháng sinh, nhập viện và có thời gian nằm viện kéo dài. Cần tránh sử dụng clindamycin trên những bệnh nhân này. Đối với bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, có thể sử dụng tetracyclin thay thế cho azithromycin hoặc một macrolid khác. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, cần sử dụng kháng sinh để điều trị bao vây vi khuẩn Pseudomonas, có thể cân nhắc lựa chọn kháng sinh nhóm penicilin thay thế cho cephalosporin hoặc carbapenem.
- Dùng Paracetamol kéo dài trong thai kỳ có thể làm tăng chứng tự kỷ
Suckhoedoisong.vn – Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng lâu dài paracetamol trong thời kì mang thai có liên quan tới nguy cơ bị các rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD) và rối loan phổ tự kỷ.
Paracetamol kéo dài trong thai kỳ có thể làm tăng chứng tự kỷ
Các nghiên cứu trước đây cho thấy sử dụng lâu dài liều thấp paracetamon hay còn gọi là acetaminophen có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Sự ảnh hưởng này thường được thấy vài năm sau khi tiếp xúc trong thời thơ ấu.
Nghiên cứu mới được đăng trên tờ American Journal of Epidemiology chỉ ra rằng trẻ tiếp xúc kéo dài với acetaminophen có trong các loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị đau và sốt trong thời kì mang thai của người mẹ có liên quan tới tăng 30% nguy cơ bị ADHD và tăng 20% nguy cơ bị ASD của trẻ.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một tổng quan hệ thống và một phân tích gộp trên 132.738 cặp mẹ con trong thời gian theo dõi kéo dài 11 năm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng điều quan trọng là hiểu rằng tình trạng đau và sốt trong thời kì mang thai có thể ảnh hưởng bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi nhưng acetaminophen vẫn được coi là loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kì. Do vậy, nếu phụ nữ mang thai bị sốt hoặc đau, có thể sử dụng acetaminophen trong thời gian ngắn và nếu sốt hoặc đau tiếp tục xảy ra, nên hỏi ý kiến bs về việc điều trị thêm.
- 3 điều nên nhớ khi dùng acetylcystein tôi để tiêu đờm
Suckhoedoisong.vn – Đối với những trường hợp có bệnh lý ở đường hô hấp mà có đờm nhày quánh như ở người bị viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn…
Đối với những trường hợp có bệnh lý ở đường hô hấp mà có đờm nhày quánh như ở người bị viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn… thì acetylcystein tôi sẽ là công cụ đắc lực để hỗ trợ các bạn trong việc “hóa giải” tiêu đờm này. Do có tác dụng tiêu chất nhày, làm giảm độ quánh của đờm nên khi dùng tôi sẽ tạo thuận lợi để người bệnh tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, bằng dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học (đối với những người không có khả năng khạc đờm như trẻ nhỏ, người già yếu…).
Tuy nhiên, khi dùng tôi các bạn cần chú ý:
Thứ nhất, người bị bệnh hen hoặc có tiền sử hen (vì nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein), người đã dị ứng với tôi trước đó thì nhất định không được mua tôi về dùng. Trên thị trường hiện nay, acetylcystein tôi có mặt trong rất nhiều sản phẩm với tên gọi khác nhau, nên người bệnh cần đọc kỹ thành phần của thuốc xem có mặt tôi trong đó không nhé. Trường hợp đi khám bệnh, các bạn phải nói điều này cho bác sĩ biết để bác sĩ còn “chừa” tôi ra. Nếu không biết mà cứ dùng tôi sẽ nguy cho người bệnh đấy.
Thứ hai, không được dùng tôi đồng thời với các thuốc ho khác (ví dụ thuốc giảm ho) hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản. Trong quá trình điều trị có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút đờm ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
Thứ ba, một vài tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng tôi là: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay… Co thắt phế quản, phản ứng dạng phản vệ toàn thân tuy hiếm gặp nhưng các bạn vẫn phải đề phòng vì vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc có chứa tôi. Để hạn chế nôn và buồn nôn do thuốc nên dùng dung dịch acetylcystein tôi pha loãng. Có thể ức chế (đề phòng) phản ứng quá mẫn với thuốc (phát ban, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt) bằng cách dùng kháng histamin trước khi dùng tôi…
Nắm được những điều trên sẽ giúp người bệnh sử dụng tôi một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Thảo luận về điều này post